Nâng cấp Windows 10 từ MBR lên Windows 11 (GPT) mà không mất dữ liệu

Bài hướng dẫn này được trang tin công nghệ pureinfotech đăng tải, giới thiệu cách nâng cấp hệ điều hành Windows 10 với định dạng phân vùng MBR lên Windows 11 với định dạng GPT mà không làm ảnh hưởng đến dữ liệu.

Sự khác biệt giữa MBR và GPT​

GPT là viết tắt của “GUID Partition Table” (Bảng phân vùng nhận dạng duy nhất toàn cục), còn MBR là viết tắt của “Master Boot Record” (Bản ghi khởi động chính). Cả hai đều có thể được sử dụng cho đĩa cơ bản hoặc đĩa động, tuy nhiên GPT – với tư cách là định dạng phân vùng thế hệ mới – có những ưu điểm sau:

 

  1. GPT hỗ trợ ổ đĩa lớn hơn 2TB, trong khi đĩa MBR thì không.
  2. GPT hỗ trợ tối đa 128 phân vùng trên mỗi đĩa và dung lượng tối đa lên tới 18TB, còn MBR chỉ hỗ trợ tối đa 4 phân vùng chính (hoặc 3 phân vùng chính và 1 phân vùng mở rộng chứa các ổ logic không giới hạn) với dung lượng tối đa 2TB mỗi phân vùng.
  3. GPT có hiệu suất cao hơn, nhờ sử dụng bản sao phân vùng và cơ chế kiểm tra chẵn lẻ CRC để bảo vệ dữ liệu. Khác với MBR, GPT lưu trữ dữ liệu hệ thống quan trọng bên trong các phân vùng thay vì ở các sector chưa phân vùng hoặc bị ẩn.
  4. GPT có bảng phân vùng chính và bảng sao lưu phân vùng dự phòng, giúp tối ưu hóa tính toàn vẹn dữ liệu của cấu trúc phân vùng.

Yêu cầu và thách thức khi nâng cấp lên Windows 11​

Để nâng cấp từ Windows 10 lên Windows 11, thiết bị bắt buộc phải hỗ trợ firmware UEFI và định dạng phân vùng GPT. Hai điều kiện này liên quan trực tiếp đến việc kích hoạt các tính năng bảo mật như Khởi động an toàn (Secure Boot) và TPM 2.0.

Nếu  máy tính của bạn vẫn chạy ở chế độ BIOS cũ và ổ đĩa hệ thống sử dụng MBR, quá trình nâng cấp sẽ thất bại. Rất nhiều thiết bị Windows 10 đời cũ gặp phải tình trạng này, vì vậy cần phải thiết lập thủ công để chuyển đổi.

Microsoft cũng đã nhắc nhở rằng Windows 10 sẽ ngừng hỗ trợ vào ngày 14 tháng 10 năm 2025, tức không còn nhận được cập nhật bảo mật và hỗ trợ kỹ thuật, nên việc nâng cấp càng sớm càng tốt.

Dưới đây là các bước nâng cấp Windows 10 từ MBR lên Windows 11 GPT mà không mất dữ liệu

Bước 1: Chuyển đổi từ MBR sang GPT​

  1. Mở ứng dụng Cài đặt (Settings)
  2. Nhấn vào Cập nhật & Bảo mật (Update & Security)
  3. Chọn Khôi phục (Recovery)
  4. Trong mục “Khởi động nâng cao (Advanced Startup)”, nhấp Khởi động lại ngay (Restart now)

  1. Chọn tùy chọn Khắc phục sự cố (Troubleshoot)
    (Troubleshoot option)
  2. Nhấp vào Tùy chọn nâng cao (Advanced options)
    (Advanced options)
  3. Chọn Dấu nhắc lệnh (Command Prompt)
    (Command Prompt option)
  4. Chọn tài khoản quản trị viên và đăng nhập (nếu cần).
  5. Gõ lệnh: mbr2gpt /validate rồi nhấn Enterđể xác minh ổ đĩa có thể chuyển đổi.
    (mbr2gpt validate command)
  6. Gõ lệnh: mbr2gpt /convert rồi nhấn Enterđể thực hiện chuyển đổi ổ đĩa từ MBR sang GPT.
    (mbr2gpt convert command)
  7. Gõ exit rồi nhấn Enterđể thoát khỏi cửa sổ lệnh.
  8. Nhấp Tắt máy (Shutdown).

Sau khi hoàn tất các bước trên, kiểu phân vùng mới sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, hệ điều hành sẽ không khởi động được cho đến khi bạn chuyển sang chế độ firmware UEFI.

Bước 2: Thay đổi BIOS sang chế độ UEFI​

  1. Khởi động lại máy tính.
  2. Tùy theo bo mạch chủ, hãy vào trình đơn khởi động (boot menu)hoặc cài đặt nâng cao (advanced settings).
  3. Tắt chế độ BIOS cũ và bật chế độ UEFI.

Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ khởi động bình thường. Tuy nhiên, bạn cần bật TPM 2.0 và đảm bảo khởi động an toàn trước khi tiếp tục nâng cấp lên  Windows 11.

Bước 3: Bật TPM 2.0 từ UEFI​

  1. Mở Cài đặt
  2. Nhấn Cập nhật & Bảo mật
  3. Nhấn Khôi phục
  4. Trong mục “Khởi động nâng cao”, nhấn Khởi động lại ngay
    (Advanced startup restart option)
  5. Chọn Khắc phục sự cố
  6. Nhấn Tùy chọn nâng cao
  7. Chọn Cài đặt firmware UEFI (UEFI Firmware Settings)
  8. Nhấn Khởi động lại
  9. Truy cập vào trình đơn bảo mật nâng cao (Advanced Security)hoặc Tính toán đáng tin cậy (Trusted Computing). Đôi khi tùy chọn này nằm trong mục con.
  10. Đánh dấu bật TPM 2.0
    (Enable TPM 2.0 on UEFI)
  11. Chọn Bật (Enable)
  12. Lưu thay đổi và thoát khỏi firmware.

Tên của tùy chọn này có thể khác nhau, ví dụ như “Security Device”, “Security Device Support”, hoặc “TPM State”.

  • Nếu bo mạch chủ không có chip TPM riêng, nhưng bạn dùng hệ thống AMD, TPM có thể được tích hợp sẵn trong CPU. Khi đó nó có thể hiện là: “fTPM”“AMD PSP fTPM”, hoặc “AMD fTPM Switch”.
  • Nếu hệ thống dùng Intel, TPM 2.0 có thể được hiển thị dưới dạng “Intel Platform Trust Technology” hoặc “Intel PTT”.

Bước 4: Bật Khởi động An toàn (Secure Boot) từ UEFI​

  1. Mở Cài đặt
  2. Nhấn Cập nhật & Bảo mật
  3. Nhấn Khôi phục
  4. Trong mục “Khởi động nâng cao”, nhấn Khởi động lại ngay
    (Advanced Startup button)
  5. Chọn Khắc phục sự cố
  6. Nhấn Tùy chọn nâng cao
  7. Chọn Cài đặt firmware UEFI
    (UEFI Firmware Settings)
  8. Nhấn Khởi động lại
  9. Truy cập trình đơn bảo mật nâng caohoặc Trusted Computing
  10. Chọn mục Secure Boot
  11. Bật tùy chọn Enable
  12. Lưu thay đổi và thoát firmware

Sau khi hoàn tất các bước này,  máy tính của bạn sẽ bật được chế độ Khởi động an toàn, từ đó bạn có thể tiếp tục quá trình nâng cấp.

Bước 5: Nâng cấp từ Windows 10 lên Windows 11​

  1. Mở Cài đặt
  2. Nhấp vào Cập nhật & Bảo mật
  3. Nhấp vào Windows Update
  4. Nhấp nút Kiểm tra cập nhật (Check for updates)
  5. Nhấp Tải xuống và cài đặt (Download and Install)
    (Windows 11 upgrade via Windows Update)
  6. Nhấn Khởi động lại ngay (Restart Now)

Nguồn : Vn-Z